Tìm hiểu sơ lược về cây Thạch hộc tía

Danh mục : Vùng nguyên liệu

Thạch hộc được phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dùng cả cây, thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, bỏ rễ, tẩm rượu 1 đêm rồi phơi khô, lại tẩm giấm, phơi khô để làm thuốc.

I. Giới Thiệu

Tên Việt Nam: Thạch học tía, Thạch hộc rỉ sắt, Thạch hộc thiết bì…

Tên La tinh: Dendrobium officinale Kimura et Migo.

Họ: Lan

Chi: Thạch hộc

  1. Theo từ điển Bách khoa dược học của Việt Nam (1999) đã ghi “Thạch hộc” (Dendrobium nobile Lindt) có tên khác là Kim thạch hộc. Họ Lan (Orchidaceae) là cây phụ sinh trên thân gỗ hay hốc đá.
  2. Loại thân dài : dài 30 – 50cm, thường mọc thành bụi. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5 – 3cm, có vân dọc. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân, thuôn dài, hầu như không cuống, đầu lá hơi cuộn hình mỏng, có 5 gân dọc, dài 8-12cm, rộng 2,3cm, chùm hoa ở kẽ lá.

Hoa to màu hồng, mọc thành chùm trên những cuống dài, mang 2 – 4 hoa có cánh môi hình bầu dục nhọn, cuốn thành phễu trong hoa, ở họng hoa có những điểm màu tím. Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở. Hạt nhiều, mùa hoa: tháng 2 – 4, mùa quả: tháng 4- 6. Cây mọc hoang ở rừng núi, trên cây gỗ và được trồng làm cảnh ở Việt Nam.

Thạch hộc được phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dùng cả cây, thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, bỏ rễ, tẩm rượu 1 đêm rồi phơi khô, lại tẩm giấm, phơi khô để làm thuốc.

Cả cây Thạch hộc chứa chất nhầy, ankaloit dendrobin, nobilin, vị hơi ngọt, hơi đắng, tính bình; vào ba kinh: phế, vị, thận. Công năng : tư âm, thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân, chỉ khát. Chủ trị bệnh ôn nhiệt tân dịch đã thương tổn, hoặc ôn nhiệt đã hết mà dư nhiệt vẫn còn. Bổ ngũ tạng, hư hao, gầy yếu, miệng khô ráo. Ngày dùng 8 – 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với vị thuốc khác.

2. Trong sách “ Dược dụng thực vật danh mục” Quảng Tây xuất bản năm 1974 tại Nam Ninh – Trung Quốc đã ghi các loài Thạch hộc sau đây:

Đại hoàng thảo D.clavalint Ladil. Var. auranmtiacum (Reichbof) Tang et Wang: toàn cây làm cây thuốc, vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có công năng tư âm, nhuận phổi, thanh nhiệt, chỉ khát, ích vị .v.v. có thể trị các bệnh nhiệt, khô miệng, âm hư, kết hạch phổi, có khả năng diệt ruồi.

Phân bố ở huyện Vũ Minh

Tiểu hoàng thảo: D.hercoglassum Reichbf, toàn cây làm thuốc, công năng trị âm, thanh nhiệt, kiềm khát. Phân bố ở huyện Kim Tú.

- Tiểu thạch hộc: D. Kosepangii Tso

Toàn cây làm thuốc, phân bố ở huyện Kim Tú.

Hồng lam thảo: D.linegue lla Finet

Toàn cây làm thuốc, phân bố ở huyện Tây Lâm.

Tụ thạch hộc: D.lindleyi Steud

Thân làm thuốc, vị ngọt, tính hàn, Tư âm thanh nhiệt, dưỡng vị, kìm khát, nhuận phổi, cầm ho, kết hạch phổi, viêm phế quản, sốt rét, viêm xoang, hen xuyễn, đau dạ dày. Phân bố ở huyện Thượng Lâm.

- Thạch hộc La hà: D.lohohense Tang et Wang

Toàn cây làm thuốc, phân bổ ở huyện Long Vân

Thạch hộc: D.nobile Lindl

Toàn cây làm thuốc, vị ngọt, nhạt, tính bình. Tư âm bổ thận, ích vị, thanh nhiệt, điều trị kết hạch phổi, dạ dày, di tinh, mồ hôi trộm… Có khả năng diệt ruồi. Phân bổ ở huyện Thượng Lâm.

3. Thạch hộc rỉ sắt: Lý giải của Trung Quốc là Hộc và Thạch tương thông. Trước đời nhà Tống, cứ 10 đấu là 1 hộc, sau Nam Tống sửa thành 5 đấu là 1 hộc. Do loại cây này thường sinh trưởng ở khe vách đá, lại rất quý hiếm được ví như “hộc”, từ đó đặt tên là “thạch hộc”. Vì vỏ thân và biểu bì phiến lá có màu rỉ sắt hoặc đốm tím nên đặt tên là “thạch hộc rỉ sắt ”.

Thạch hộc rỉ sắt có tên gọi khác là Hắc tiết thảo, Thiết bì lan, Lí thụ thảo là cây thảo lâu năm thuộc Chi Thạch hộc họ Lan, thường sinh trưởng ở các vách đá, khe đá, hoặc phụ sinh trên cây cổ thụ, ở vùng cao núi đá, nhiệt đới, Á nhiệt đới, độ cao từ 800 – 1000 m.

Trên toàn cầu họ Lan có 500 chi, 1500 loài, trong đó Chi Thạch hộc là Chi lớn nhất.

Ở Trung Quốc họ Lan có 150 Chi, 1000 loài chủ yếu phân bố ở phía Nam vùng Tần Lĩnh và Lưu vực sông Trường Giang. Phần lớn các loài của Chi Thạch hộc phân bổ tập trung ở vùng 15030’ – 25012’ vĩ Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Chiết Giang, Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quý Châu. Chi Thạch hộc ở Trung Quốc có 72 loài, 2 loài phụ. Theo “Dược điển nước cộng hòa Trung Hoa” xuất bản năm 2005 đã ghi nhận ở Trung Quốc có 5 Chi Thạch hộc là: Thạch hộc hoàng thảo, Thạch hộc bờm ngựa, Thạch hộc vỏ tím, Thạch hộc rỉ sắt, Thạch hộc Kim thoa, trong đó Thạch hộc rỉ sắt là quý nhất được đánh giá là tuyệt phẩm của Thạch hộc. Thạch hộc rỉ sắt là loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ, là dược liệu quý hiếm được pháp luật bảo hộ nghiêm ngặt. Quý tộc thời Trung Hoa cổ đại coi Thạch hộc rỉ sắt là “nàng tiên”, mà dân gian gọi là “cỏ cứu mệnh”.

Thạch hộc khó sinh sản, mọc chậm, khó trồng, những cây mọc hoang dã đã được đưa vào “Công ước buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” được pháp luật bảo vệ, do đó nguồn cung cấp tự nhiên đã cạn kiệt, cấm thu hái và buôn bán.

Xưa kia Trung Quốc có 9 loại “Đại Tiên thảo Trung Hoa” gồm Thạch hộc rỉ sắt , Thiên sơn tuyết liên, Tam trạng nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Bách niên thủ ô, Hoa giáp phục linh, Đại mạc tùng dung, Thân sơn linh chi và Chân châu đáy biển. Trong đó Thạch hộc có công năng siêu việt về tư âm, bổ thận, được xếp vào đại tiên thảo đầu vị của 9 loại đại tiên thảo trên đây:


Bởi vậy, Thạch hộc rỉ sắt được mệnh danh là “vàng thực vật” là dược liệu quý hiếm truyền thống, được ghi danh trong “Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” xuất bản năm 2005, là loài quý nhất trong các loài Thạch hộc. Hiện nay trong dân gian vẫn dùng nhiều mĩ từ để mô ta cây này “Cây thuốc vàng”, “Cây thuốc nghìn vàng”, “Đại hồng mao của ngành dược” II. Giá trị kinh tế và thị trường

Trong Thạch hộc rỉ sắt có nhiều hợp chất có giá trị dược lý. Sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại, trong Thạch hộc rỉ sắt đã phân lập được 72 hợp chất đơn thể, trong đó đã giám định được 63 hợp chất và phát hiện thêm 18 hợp chất mới gồm các loại: Hợp chất loại Bibenzil và các dẫn xuất gồm 27 loại: Thạch hộc rỉ sắt (gọi tắt là THT) A, THT.B, THT.C, THT.D, THT.E, THT.S, THT.G, THT.H, THT.I, THT.J, THT.K, THT.L, THT.M, THT.N, THT.O, THT.P, THT.Q, …v.v.

Hợp chất Phenol có 12 loại; Hợp chất Lignanoid có 4 loại; hợp chất lacton có 2 loại; hợp chất dihydroflavon có 2 loại; các hợp chất khác có 16 loại và 18 hợp chất mới.

Giám định hoạt tính kháng oxy hóa và kháng u bướu, đã phát hiện phần lớn các hợp chất loại bibenzil đều có hoạt tính kháng oxy hóa, có 2 loại hợp chất Bibenzil có hoạt tính kháng u bướu.

II.Công dụng dược lý của Thạch hộc rỉ sắt chủ yếu là:

a. Tăng cường công năng miễn dịch: Thạch hộc rỉ sắt có công năng tư âm dưỡng huyết “Dược tính luận” đời nhà Thanh của Trung Quốc cho biết, Thạch hộc rỉ sắt bổ thận, tích tinh, dưỡng vị âm, dưỡng khí lực. Với hàm lượng polysaccarit phong phú có công năng tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu về dược lý hiện đại cho biết, Thạch hộc rỉ sắt có thể nâng cao năng lực ứng thích, có tác dụng tốt về chống mệt mỏi và chống chịu ngạt oxy.

b. Thạch hộc rỉ sắt ích vị sinh tân: trong “Thần nông bản thảo kinh”, “Bản thảo tái tân” đã ghi nhận Thạch hộc rỉ sắt là thuốc trường vị, chữa trị đau dạ dày, đau bụng. Y học hiện đại cho rằng, Thạch học rỉ sắt có tác dụng kiềm chế bệnh sán trùng, viêm dạ dày co bóp, uống nước có Thạch hộc xúc tiến bài tiết dịch dạ dày, ra tăng năng lực bài khí của dạ dày, có lợi cjho tiêu hóa.

c. Hộ gan lợi mật: Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng lợi mật. Xưa nay giới y học đều cho rằng, Thạch hộc rỉ sắt có tác dụng tư dưỡng can âm, là dược thảo tốt điều trị các bệnh gan, mật, chữa trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.

d. Kháng phong thấp: vào tuổi trung niên sức khỏe bắt đầu suy giảm, công năng xương cốt thoái hóa, Thạch hộc rỉ sắt có khả năng tư dưỡng âm dịch, bôi trơn các khớp, giúp cho gân cốt khỏe, khớp nối thanh thoát, có hiệu quả tăng cường kháng phong thấp.

e. Giảm đường huyết, mỡ máu: Thạch hộc rỉ sắt dưỡng âm thanh nhiệt, thuận táo, là thảo dược chuyên dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho biết Thạch hộc rỉ sắt không những có hoạt tính tăng cường Insulin, đồng thời có khả năng giảm đường huyết giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản, giảm cholesterol và triglyceride.

f. Kháng u bướu: Thạch hộc rỉ sắt có khả năng tiêu diệt một số tế bào ác tính của ung thư phổi, ung thư buồng trứng, bệnh máu trắng với hoạt tính kháng ung thư tương đối mạnh. Trong lâm sàng sử dụng Thạch hộc rỉ sắt làm thuốc điều trị bổ sung các bệnh ung thư ác tính, cải thiện tính trạng của người bệnh, giảm nhẹ tác dụng phụ của các liệu pháp xạ trị, hóa trị, tăng sức miễn dịch, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.

g. Bảo hộ thị lực: Thạch hộc rỉ sắt có công năng dưỡng âm, dưỡng mục, là thảo mộc quý bảo vệ mắt, có hiệu quả tương đối tốt để chữa bệnh lòa của tuổi già, bảo vệ mắt cho trẻ em.

h. Tư dưỡng da: Khi vào tuổi trung niên, âm dịch sa sút, da lão hóa, nám da và nhăn da. Thạch hộc rỉ sắt có chất nhờn, có tác dụng tư nhuận dinh dưỡng da.

i. Kháng suy não: Thạch hộc rỉ sắt là thần dược có tác dụng trẻ hóa cơ thể. Trong Thạch hộc rỉ sắt có nhiều nguyên tố vi lượng quý có tác dụng chống lão hóa tốt hơn nhiều so với các loại thuốc khác.

Từ xa xưa, Thạch hộc rỉ sắt đã trở thành thảo mộc quý của Trung Quốc mà chỉ các gia đình có nhiều tiền mới được dùng. Trẻ con mới sinh của nhà giàu được uống bát nước đầu tiên là bát nước Thạch hộc, người sắp qua đời cũng được uống nước Thạch hộc, nên nước Thạch hộc được gọi là nước cứu mệnh. Từ thời Đường, Tống về sau, Thạch hộc được làm cống phẩm đối với nhà vua. Theo tài liệu của Trung Quốc, khi Hồ Chủ Tịch bị ốm nặng vào năm 1969, Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc cũng gửi biếu Người loại thảo dược này.

Ở Trung Quốc đã có nhiều sản phẩm thuốc từ Thạch hộc bán ra thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là xưởng thuốc Kim Năng ở Nam Kinh tỉnh Giang Tô, trải qua 15 năm nghiên cứu bào chế, được thuốc tiêm: “Mạch lộ ninh”, từ năm 1982 đến nay được đánh giá là thuốc điều trị có hiệu quả đối với bệnh cứng hóa động mạch, viêm màng não. Xưởng thuốc này cũng đã cho ra đời các loại thuốc tiêm, thuốc uống, viên nang đều mang tên “Mạch lộ ninh”. Cùng với sản phẩm thảo dược truyền thống làm từ Thạch hộc là “Phong đấu Thạch hộc” được coi là tuyệt phẩm của thảo dược có hàng ngàn năm lịch sử.

Thạch hộc chế biến thành phong đấu, giá xuất khẩu vào những năm 80 thế kỷ trước đạt mức 3.000 USD/kg. Ở Đài Loan giá phong đấu từ 1.000-3.000USD/kg. Giá phong đấu hảo hạng cực kỳ đắt, ở thị trường Trung Quốc khoảng 30 đến 60 triệu VNĐ/kg. Giá 1 cây Thạch hộc tươi có giá 25.000 VNĐ – 35.000 VNĐ, 1 ha trồng 1 triệu cây thạch hộc, có thể thu được 25-30 tỷ trong 3 năm. Ở thị trường Trung Quốc giá phong đấu Thạch hộc cao cấp là 60 triệu đồng/kg. Nhu cầu của Trung Quốc và các nước trên thế giới về Thạch hộc còn rất lớn với giá cao, đem lại siêu lợi nhuân cho những người trồng và chế biến thạch hộc. Nhu cầu thị trường Trung Quốc hiện nay cần khoảng 2000 tấn/năm, nhưng mới sản xuất được 200 tấn/năm. Dự báo trong 10 năm tới thị trường nội địa cần tới 15000 tấn/năm tương đương hàng chục tỉ USD.

III. Kỹ thuật trồng thạch hộc

1. Thạch hộc là cây phụ sinh cận nhiệt đới. Phần lớn Thạch hộc sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ bình quân năm 180C-210C, nhiệt độ bình quân tháng 1 trên 80C, lượng mưa năm trên 1.000 mm, độ ẩm tương đối không khí trên 80%. Ở nơi bán râm, bán nắng, Thạch hộc phụ sinh trên khe đá có nhiều đài tiên và trên vỏ cành thông xù xì có chất lượng tốt.

2. Thời vụ trồng Thạch hộc có thể trồng vào các tháng 3-4, khi trời ấm dần, có mưa xuân, độ ẩm cao, có lợi cho việc kích thích chồi nách phát triển và mọc rễ khí sinh để hút nước và thức ăn nuôi chồi.

Cũng có thể trồng vào cuối thu (tháng 9-10), đảm bảo yêu cầu sinh trưởng của rễ, nhưng chất lượng, số lượng, tốc độ ra rễ không bằng trồng vào vụ xuân.

Cây con được thuần hoá tốt, ở nơi có điều kiện che râm tốt (như trồng trong giàn che) có thể trồng quanh năm.

3. Thạch hộc thường trồng trên những loại giá thể phù hợp gồm mùn cưa cây thông, hạt đá vôi trộn mùn cưa; gạch vụn trộn mùn cưa, vỏ trấu trộn vỏ cây; mảnh gỗ vụn; đá trân châu…

4. Có 3 cách trồng sau đây:

+ Trồng trong giàn che lớn, trồng trong giàn hoặc trồng trên đất

- Nếu trồng trong giàn thì trong giàn che làm các giá đỡ bằng sắt hoặc bằng tre trúc rộng 1-2m, đặt cách mặt đất 30-50 cm, trên giá rải giá thể 8-10 cm.

- Nếu trồng trên đất: trên mặt đất rải 1 lớp đá hoặc các vật rắn hút ẩm tốt rộng 1-2 m, trên mặt đất phủ giá thể dày 8-10 cm.

Cách trồng này dễ kiểm soát nhiệt độ, dễ chăm sóc, chống sâu hại, năng suất cao, nhưng thiếu nắng và khí trời thiên nhiên, sau 4-5 năm nên thay 1 lần, giá thành tương đối cao.

+ Trồng lập thể trên tường: đây là cách trồng mô phỏng thiên nhiên. Dùng gạch kê thành tường cao 1-2 m, trong các kẽ hở của gạch nhét đầy bã mùn rồi tưới ẩm lên tường. Sau đó trồng các hom Thạch hộc đã thuần hoá vào các khe tường. Cách làm này tiết kiệm đất, giá thành rẻ, nhưng ở chân tường thiếu ánh sáng, cây phát triển kém.

+ Trồng trên cây tự nhiên: trong rừng cây lá rộng, chọn cây thân to, ẩm, tán xum xuê, vỏ cây xốp, đem hom đã luyện buộc vào chỗ lõm trên thân, trát phân trộn bùn vào gốc, rồi dùng dây thừng bằng cỏ buộc vài vòng để cố định cây con bám vào thân cây rừng.

5. Kỹ thuật trồng

- Luyện cây con: phải luyện cây con 2-3 tuần trước khi trồng. Lấy cây con từ bình chứa đặt vào nơi có điều kiện gần tự nhiên, để cây mọc khoẻ, lá phát triển bình thường, rễ dài trên 3 cm, thân thịt có 3-4 đốt, mọc được 4-5 lá, có 3-5 rễ, vỏ rễ trắng có đốm xanh, không có rễ đen, thì đem ra trồng.

- Nhổ cây khỏi bình: Nhổ cây con kèm theo giá thể, đem rửa sạch giá thể, rửa lại bằng nước sạch. Cây nuôi cấy mô rễ trần hoặc ít rễ, sau khi được rửa sạch, đem ngâm phần rễ vào dung dịch ABT nồng độ 100mg/l trong 15 phút. Sau khi cây con ngâm xong được rửa sạch, ngâm vào dung dịch đa khuẩn linh 1000 lần trong 10 phút, sau đó đem cây con đặt vào chỗ râm mát, để ráo nước, chờ cho rễ con chuyển hết thành màu trắng thì đem cấy.

- Cấy cây con: trước khi cấy, phải đào hốc nhỏ của giá thể sâu 2-3 cm, đặt 2/3 phần rễ vào hốc rồi phủ giá thể để 1/3 bộ rễ nhô ra ngoài không khí. Cây rễ trần và cây có rễ nhỏ trồng riêng để dễ chăm sóc. Mật độ trồng từ 80-100 bụi/m2 (800.000 – 1.000.000 triệu bụi/ha), khoảng cách 8-10cm hoặc 10-12cm.

6. Kỹ thuật nhân giống

- Tách bụi: Vào vụ xuân hoặc thu, trước khi Thạch hộc ra chồi khoảng vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, chọn những bụi tốt, không sâu bệnh, rễ phát triển mạnh, sử dụng cây 1-2 tuổi nhiều mầm, nhổ cả cây có kèm rễ, ngắt hết phần chết khô hoặc chồi gầy, ngắt bớt rễ con quá dài và rễ già, chỉ để lại 3cm, tách ra những bụi nhiều bụi theo số thân, mỗi bụi có 4-5 cành để trồng.

- Giâm cành: Vào cụ xuân, hè khoảng tháng 5-6, chọn cây 3 tuổi, lấy đoạn thân tròn, khỏe, cắt thành đoạn, mỗi đoạn 4-5 mắt, dài khoảng 15-20cm, cấy vào bột đá hoặc cát sông, cắm sâu đến mức không ngã, chờ đến khi có chồi nách, có rễ khí sinh mọc ra, có thể đem cấy. Khi chọn vật liệu nên sử dụng đoạn thân phần trên vì có ưu thế điểm.sinh trưởng, tỷ lệ sống cao, chồi nhiều, mọc nhanh

- Nuôi cấy mô: sử dụng lá, thân non, rễ Thạch hộc đem tiêu độc, cắt thành đoạn dài 0.5-1cm, sử dụng môi trường cơ bản MS hoặc B5, bổ xung chất kích thích NAA (0.05-1.5mg/l), IAA (0.2-1.0mg/l), 6-BA (1.0-5.0mg/l) và nhiều tổ hợp có kích tố khác nhau, pH nằm trong 5,6-6,0, nhiệt độ 250-280C, số giờ chiếu sáng 9-10h/ngày, cường độ 1800-1900lux, Sau 19 ngày, trên thân có nhú mầm nhỏ, sau một tháng, mầm nhỏ dài ra, ngọn tẽ ra, sau 2 tháng, chiều dài 2,0-2,7cm, sau 4-8 tháng có thêm nhiều chồi trong ống nghiệm có thể phát hiện trong nhiều môi trường pha chế khác nhau thì MS có tốc độ sinh trưởng tốt hơn B5.

7. Chăm sóc:

- Chiếu sáng: Đảm bảo độ chiếu sáng cho Thạch hộc 15000 lux. Do đó vào các mùa vụ khác nhau phải điều chỉnh cường độ cho phù hợp.

– Tưới ẩm: giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80%, giá thể khô, ướt xen kẽ nhau, khi tưới phải để ráo nước ngay trong ngày, tránh đọng nước làm thối rễ, thối cây. Nên tưới vào lúc 8-10 giờ sáng.

- Bón phân: Bón phân vào sáng sớm, không bón vào lúc nắng nóng. Định kỳ bón phân lên lá bằng phân cân bằng NPK theo tỷ lệ 1:1:1, kết hợp bón phân giàu lân, kali, theo tỷ lệ NPK 15:20:25, có thể phối hợp tưới nước phân chuồng. Cần ngừng bón phân 2-3 tháng trước khi thu hoạch.

- Trừ cỏ: hàng năm trừ cỏ 2 lần vào vụ xuân và vụ đông, vào mùa hè tránh nhổ cỏ, mà chỉ dùng kéo cắt cỏ, để không xâm hại đến cây.

- Điều tiết độ che râm: khi cây sinh trưởng độ che phủ tăng dần, vì vậy hàng năm vào mùa đông ngắt bớt cành quá dày, giữ độ che 60%. Vào mùa đông cũng có thể tháo dàn che để tăng độ chiếu sáng.

- Tỉa cành: hàng năm vào vụ xuân trước khi nảy chồi hoặc thu hái, cần tỉa bớt cành già và cành khô héo, cành quá dày, để xúc tiến chồi non phát triển.

- Phòng trừ sâu bệnh: diệt trừ kịp thời các loại bệnh: đốm đen, thán thư, thối thân, rỉ sắt, … và các loại sâu như rệp, ốc, nhện, sâu xám bằng việc phòng ngừa và sử dụng các loại thuốc phù hợp.

IV. Thu hoạch và sơ chế

1. Thu hoạch: có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông, thường sau trồng 1- 2 năm. Khi thu hoạch, dùng kéo cắt phần trên gốc, chỉ cắt thân già, để lại thân non tiếp tục phát triển. Khi cắt không cắt cả cây mà chỉ cắt từ phần trên của bộ rễ, để lại ít nhất 2 đốt để năm sau cây tiếp tục đâm chồi nảy lộc.

2. Sơ chế: Có ba cách sơ chế Thạch hộc làm thuốc gồm: chế biến tươi, khô và chế biến phong đấu

- Chế biến tươi: Thân tươi không cần ngắt rễ, lá, được sử dụng trực tiếp làm thuốc hoặc đem thân tươi khử rễ, lá rồi vùi vào cát để lưu giữ, nhưng phải đặt ở nơi thoáng mát và khô ráo

- Chế biến khô: Có 2 cách:

Cách 1: Luộc bằng nước sôi. Đem cây tươi ngắt hết rễ và lá, ngâm nước vài ngày để lá và màng thối rữa sau đó dùng bàn chải quét hết màng mỏng của bẹ hoặc dùng trấu cọ hết màng. Sau đó dùng nước hấp khô, sau khi hong khô dùng rơm buộc lại rồi tiếp tục hong khô, nhưng không để lửa quá mạnh. Sau khi khô phun chút nước sôi rồi xếp thành từng lớp phủ rơm. Khi thân cây chuyển sang màu vàng ươm lại đem hong khô.

Cách 2: Dùng phương pháp hấp nóng. Sau khi làm sạch đặt cây vào nồi có cát rồi đun nóng đảo đi đảo lại, khi thấy bẹ lá khô, lấy ra đặt vào mâm gỗ rồi bó lại, loại bỏ bẹ lá rồi dùng nước rửa hết bùn cắt đem phơi khô đến đêm và sáng hôm sau đảo đi đảo lại vài lần, thân chuyển sang màu vàng ươm lại được làm khô tiếp.

- Chế biến phong đấu: Sau khi rửa sạch như trên ngắt hết lá và màng bẹ cắt thành đoạn dài 10cm cho vào nồi, phủ tro giữ nhiệt ở 80 độ C, sau khi khô nhuyễn dùng tay bện thành rợ, rồi cho vào nồi ở nhiệt độ 50độ C, phần thân cây còn giữ được rễ tơ và ngọn thân gọi là phượng vỹ, có độ dài vừa phải được chế biến thành phong đấu, còn gọi là “Long đầu phượng vỹ” là tuyệt phẩm của Thạch hộc rỉ sắt làm thuốc. Chú ý không đun quá lửa để ảnh hưởng đến chất lượng.

- Thân tươi Thạch hộc và phong đấu Thạch hộc sẽ cung cấp cho các nhà máy chế biến sâu về thuốc thạch hộc.

Hiện nay ở Việt Nam, VietRAP là đơn vị đầu tiên chuyển giao mô hình thương mai và bao tiêu sản phẩm Thạch Hộc Tía.